I. Giám sát thi công xây dựng là gì ?
– Giám sát thi công xây dựng là một vị trí công việc mà người làm về công việc này phải chịu trách nhiệm về vấn đề theo dõi cũng như là kiểm soát về khối lượng trong cả công trình thi công theo như đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật hiện hành, đảm bảo được về các tiến độ và thời gian thi công công trình cùng với vấn đề an toàn lao động. Người mà nhận việm vụ về công việc giám sát thi công xây dựng thì phải là những kỹ sư có được những chứng chỉ hành nghề theo đúng như quy định mà pháp luật đề ra.
– Kỹ sư giám sát thi công xây dựng chính là người đại diện cho chủ đầu tư, có nhiệm vụ là theo dõi, kiểm tra, báo cáo cũng như là xử lý và sử dụng mẫu biên bản nghiệm thu trong quá trình nghiệm thu các công việc có liên quan đến tại công trình xây dựng. Một công trình xây dựng có chất lượng ra sao, tốt hay dở là đều phụ thuộc hết vào tinh thần cũng như là trách nhiệm công việc của người kỹ sư giám sát. Và, trong mỗi công trình, phần việc của người tư vấn giám sát công trình sẽ nhiều ít khác nhau. Thông thường là người giám sát các hoạt động khảo sát, thi công, tư vấn giám sát. Theo dõi tiến độ triển khai công trình. Điều tra, thu thập số liệu hiện trạng trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng…
– Thường thì trong một công trình thi công sẽ có đến 2 loại hình giám sát:
– Đầu tiên là đơn vị tư vấn giám sát, hay còn được gọi tắt là bên A: Đây là bên mà được người chủ đầu tư thuê về và có nhiệm vụ là tư vấn về tất cả những gì mà có liên quan đến công trình xây dựng cũng như là giám sát về công tác ti công của các nhà thầu đang xây dựng trên cở sở là một bản vẽ được thiết kế đã được công ty thiết kế kiến trúc lập. Ở phía bên đơn vị giám sát chính là đơn vị mà đứng ra để tư vấn giám sát cũng như là chịu trách nhiệm trên chủ đầu tư cũng như là về pháp luật và chất lượng của các công trình.
– Bên tiếp theo chính là bên giám sát thi công hay còn được gọi là bên kỹ thuật B, giám sát B: Ở bên này thì công việc chủ yếu chính là triển khai các bản vẽ đã được thiết kế trên thực địa cùng với đó là việc chỉ đạo, và kiểm tra những công nhân đang thi công theo bản vẽ, theo hồ sơ đã được thiết kế, hồ sơ đã được trúng thầu mà chủ đầu tư phê duyệt.
– Những kỹ sư trong tổ chức tư vấn xây dựng muốn được hành nghề tư vấn giám sát công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký và đã trực tiếp tham gia công ty tư vấn thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.
– Chất lượng của một công trình tùy thuộc vào người tư vấn giám sát công trình. Người giám sát giỏi, có đạo đức thì công trình có chất lượng và ngược lại. Chính vì thế, để trở thành một tư vấn giám sát công trình không là điều đơn giản. Và nếu không có đạo đức, người giám sát dễ nhắm mắt trước những bất hợp lý khi thi công.
II. Thẩm quyền giám sát thi công công trình xây dựng.
– Không phải ai cũng đủ điều kiện và có quyền trong quá trình giám sát thi công. Đây là yếu tố rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ trong quá trình thi công. Vậy người tư vấn giám sát thi công xây dựng sẽ làm gì? Ai là người có quyền trong quy trình giám sát thi công xây dựng?
– Người giữ vị trí tư vấn giám sát công trường thi công là người chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra về chất lượng và các khối lượng công trình. Họ phải đảm bảo việc thi công xây dựng theo đúng các quy định hiện hành. Đồng thời, họ cũng phải đảm bảo việc xây dựng đúng tiến độ và các vấn đề về an toàn lao động theo quy định tiêu chuẩn.
III. Những người có thẩm quyền trong quy trình giám sát bao gồm.
1. Công trình đầu tư xây dựng bằng vốn cá nhân, tổ chức.
– Chủ đầu tư tự trực tiếp thực hiện công tác giám sát thi công của các quá trình xây dựng. Hoặc tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực đã được chủ đầu tư thuê. Tổ chức này sẽ có quyền theo dõi thông qua ý kiến của chủ đầu tư về quy trình giám sát thi công xây dựng.
– Đối với loại tổng thầu thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC). Hoặc một công trình xây dựng có hợp đồng chìa khóa trao tay. Trong hợp đồng có các quy định tiêu chuẩn về quyền công tác giám sát thi công của nhà thầu bao gồm:
- Nhà thầu thực hiện theo quy trình giám sát thi công xây dựng công trình đối với phần việc do mình thực hiện. Và cả phần việc của nhà thầu phụ thực hiện theo hồ sơ thầu cụ thể.
- Nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lực đã được nhà thầu thuê tư vấn giám sát. Điều kiện của nhà thầu là có quyền thực hiện công tác giám sát.
- Chủ đầu tư kiểm tra các việc thực hiện công tác giám sát thi công của nhà thầu bằng cách cử đại diện tham gia kiểm tra. Họ sẽ thực hiện tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Và với các giai đoạn chuyển bước thi công xây dựng quan trọng của công trình. Kèm với điều kiện có thỏa thuận trong hồ sơ trước với nhà thầu trong kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu công trình.
2. Công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách.
- Tổ chức theo dõi thi công của các công trình phải độc lập với các nhà thầu khác thi công xây dựng. Và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng. Cũng như các cung ứng sản phẩm, cấu kiện, lắp đặt thiết bị sử dụng trong quá trình thi công.
- Tổ chức theo dõi thi công xây dựng công trình không được tham gia kiểm định chất lượng xây dựng công trình do mình giám sát.
- Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình không được tham gia kiểm định về chất lượng của sản phẩm có liên quan đến vật liệu, lắp đặt thiết bị sử dụng do mình cung cấp cho công trình.
3. Nhiệm vụ chính trong quy trình giám sát thi công xây dựng.
Trong quy trình giám sát thi công xây dựng, người tư vấn giám sát phải có:
- Đơn vị tư vấn giám sát thi công có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ quá trình thi công của nhà thầu.
- Mọi kết quả kiểm tra phải được ghi vào biên bản và nhật ký thi công theo quy định.
- Nếu phát hiện sai sót về thiết kế, thi công phải liên hệ chủ đầu tư để báo cáo ngay và phối hợp nhà thầu chỉnh sửa kịp thời.
- Xác nhận bản vẽ hoàn công công trình.
- Phối hợp tổ chức nghiệm thu công trình theo quy định của Luật xây dựng.
- Kiểm tra tài liệu phục vụ quá trình nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục, nghiệm thu công trình.
- Khi có nghi ngờ về chất lượng, phải tiến hành kiểm định lại chất lượng các hạng mục, công trình xây dựng.
- Phối hợp giải quyết các vấn đề, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công.
- Theo dõi thời gian, tiến độ công trình thi công phù hợp với kế hoạch
- Tư vấn về thiết kế, tài chính cho chủ đầu tư. Tránh trường hợp các nhà thầu rút ruột công trình
- Theo dõi, quản lý an toàn lao động tại công trình xây dựng
- Theo dõi, quản lý môi trường tại công trình xây dựng
IV. 10 bước thuộc quy trình giám sát thi công xây dựng
Bước1. Kiểm tra điều kiện khởi công của công trình
– Đây là bước đầu tiên và cũng được xem là một trong những bước quan trọng nhất. Vì người tư vấn giám sát cần phải có đánh giá hồ sơ giám sát thi công xây dựng công trình. Họ phải có thẩm tra dự toán và theo quy định về kỹ thuật thì mới có cái nhìn tổng thể về công trình được.
– Người tư vấn giám sát sẽ kiểm tra kỹ về điều kiện khởi công của công trình. Như mặt bằng xây dựng, giấy phép xây dựng công trình được xác nhận chưa. Bản vẽ thiết kế công trình đã được chủ đầu tư xác nhận hay chưa. Vốn được bố trí có đủ theo tiến độ xây dựng. Và các vấn đề an toàn lao động công trình có phù hợp với yêu cầu không.
– Kiểm tra năng lực của nhà thầu, tổ đội thi công xây dựng.
– Điều này nhằm giúp nếu bước đầu có sai sót thì có thể chỉnh sửa và đề xuất giải pháp, biện pháp giải quyết kịp thời. Giúp đảm bảo tiến độ xây dựng thi công, tránh phát sinh chi phí không đáng có.
Bước 2. Kiểm tra các yêu cầu đối với công trình xây dựng
– Giám sát viên cũng cần nắm vững các yêu cầu về hồ sơ, pháp lý. Tránh phát sinh vấn đề như phạt hành chính, đình chỉ hoặc thậm chí là bị ngưng thi công, gây nhiều thiệt hại cho chủ đầu tư.
– Chẳng hạn, để thuận tiện cho công tác kiểm tra và đảm bảo an toàn lao động. Một công trình thi công phải có hồ sơ thiết kế, bản vẽ đầy đủ thông tin sơ bộ. Từ tên hồ sơ thiết kế, quy mô, ngày tháng khởi công – hoàn thành. Cho đến rào ngăn, trạm gác đến các biển báo bên ngoài.
Bước 3. Kiểm tra chất lượng vật liệu sử dụng trong quy trình giám sát thi công xây dựng
– Trước khi công trình xây dựng được khởi công, người tư vấn giám sát có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra vật liệu xây dựng có đúng với yêu cầu hay không. Nếu vật liệu có sai sót thì có thể kịp thời điều chỉnh. Nếu phát hiện bất kỳ khiếm khuyết hoặc nghi ngờ nào thì vật liệ phải được đổi mới hoàn toàn. Điều này để đảm bảo an toàn lao động và chất lượng công trình tối đa.
Bước 4. Xây dựng và chuẩn bị triển khai kế hoạch giám sát thi công
– Giám sát viên sẽ lập một kế hoạch theo dõi chi tiết để đảm bảo chất lượng cho quy trình giám sát thi công. Điều này căn cứ vào các yêu cầu hồ sơ thiết kế, quy định kỹ thuật và tiến độ thi công cần thực hiện.
Bước 5. Đánh giá các hồ sơ thiết kế trong quy trình giám sát thi công xây dựng
– Tiếp đến, người tư vấn giám sát cần kiểm tra, đánh giá, rà soát lại tất cả các hồ sơ thiết kế thi công. Cũng như quy định kỹ thuật trong từng hạng mục công trình để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
Bước 6. Giám sát xây dựng theo từng hạng mục công trình
– Trong bước này, kỹ sư giám sát sẽ theo dõi từng hạng mục xây dựng cụ thể. Họ phải xem xét tình hình từng hạng mục thi công, số liệu thực tế của hồ sơ. Cũng như đối chiếu với yêu cầu để kịp thời phát hiện sai sót và xử lý.
Bước 7. Đảm bảo thi công đúng tiến độ hạng mục dự kiến
– Liên tục khuyến khích và đốc thúc nhân công để bám sát thời gian thi công đặt ra ban đầu. Ngoài ra, kỹ sư cũng nghiên cứu và phát hiện các giải pháp, biện pháp giúp rút ngắn tiến độ hoàn thành. Tuy nhiên các giải pháp này không được làm tăng thêm nhiều chi phí và bám sát hồ sơ.
Bước 8. Quản lý giá thành trong công trình xây dựng
– Giám sát viên phải theo sát và nắm chắc giá thành về vật liệu để tính toán. Phát hiện và báo cáo mức chênh lệch giá giữa thời điểm dự toán và thời điểm thi công. Báo cáo này giúp nhà đầu tư có thể xử lý và cân đối dự toán chi phí cho các công trình xây dựng.
Bước 9. Lập báo cáo định kì trong quy trình giám sát thi công xây dựng
– Cần thường xuyên làm báo cáo theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng. Tránh những sai sót, điểm hạn chế trong quá trình thi công. Cũng như tiến độ các công trình xây dựng hiện tại. Bảng báo cáo này giúp đề xuất giải pháp, biện pháp giải quyết xử lý kịp thời cho những điểm cần điều chỉnh. Đồng thời thông báo tình hình, chất lượng xây dựng công trình cho chủ đầu tư.
Bước 10. Thẩm định từng hạng mục và tổng thể công trình xây dựng
– Cuối cùng, người kỹ sư giám sát sẽ nghiệm thu công trình. Thông qua quy trình chất lượng các hạng mục thi công và tổng thể dự án xây dựng. Phải có đảm bảo hoàn toàn không sai sót trước khi hoàn công.
Hãy liên hệ với Nhà Việt Luxury bất cứ khi nào bạn cần, bạn luôn luôn nhận được sự tư vấn nhiệt thành nhất từ chúng tôi mà không mất bất kỳ khoản chi phí nào. Với đội ngũ kỹ sư xây dựng giàu kinh nghiệm, công nhân chuyên nghiệp, giá cả hợp lý, chất lượng dịch vụ tốt nhất chắc chắn sẽ làm hài lòng Quý khách !
Nhà Việt luxury luôn luôn tận tâm phục vụ khách hàng khẳng định thương hiệu với tiêu chí “Trao giá trị – nhận niềm tin ”
Xin chân thành cảm ơn và hợp tác.
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH tư vấn và xây dựng Nhà Việt Luxury
Địa chỉ: Xã Vũ Sơn, Huyện Kiến Xương, Tỉnh Thái Bình
Tel: 0896.404.888
Website: nhavietluxury.vn – Email: nhavietluxury.tb@gmail.com
Bài viết liên quan: